Bệnh bạch hầu
Những ngày qua, Việt Nam ghi nhận hàng chục ca bệnh bạch hầu ác tính. Các bệnh nhân nhập viện đều trong tình trạng sốt, ho, đau họng… nhanh chóng rơi vào tình trạng nguy cấp với biến chứng tim mạch, nguy cơ tử vong cao. Dịch bệnh chủ yếu ở các tỉnh Tây Nguyên như Gia Lai, Kon Tum, Đắc Nông.
1.Bệnh bạch hầu là gì?
Bạch hầu là bệnh truyền nhiễm cấp tính dễ bùng phát thành dịch, do trực khuẩn Corynebacteirum diphtheria (Klebs-Leoffler) gây ra. Bệnh có tỷ lệ tử vong cao, trung bình từ 5 – 10% trên tổng số ca bệnh do đó cực kỳ nguy hiểm.
Bất cứ đối tượng nào mà chưa được tiêm phòng vắc xin phòng bạch hầu khi tiếp xúc với mầm bệnh đều có thể bị nhiễm vi khuẩn bạch hầu, đặc biệt là trẻ em dưới 5 tuổi do sức đề kháng yếu.
2.Đường lây truyền bệnh
Bệnh bạch hầu lây truyền trực tiếp từ người sang người qua đường hô hấp khi nói chuyện, tiếp xúc với dịch tiết, tổn thương da hoặc gián tiếp qua đồ dùng cá nhân, bề mặt, thức ăn, đồ uống mang vi khuẩn gây bệnh.
3.Triệu chứng
Người bị nhiễm vi khuẩn bạch hầu có thời gian ủ bệnh từ 2-5 ngày cũng có khi từ 1-10 ngày.
+Ho,khàn tiếng
+Giả mạc họng. Theo dõi các triệu chứng lâm sàng và quan sát tính chất của giả mạc (màng giả): có màu trắng xám, dính chặt vào niêm mạc, bóc tách gây chảy máu, không tan trong nước, sau bóc tách mọc lại và lan nhanh.
+Chảy nước mũi một hoặc cả hai bên
+Sốt
– Biến chứng toàn thân: Tim mạch và thần kinh.
4.Biện pháp phòng bệnh bạch hầu
-
Tiêm vắc xin là cách hiệu quả nhất để làm giảm tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong do bệnh bạch hầu.
-
Đảm bảo nhà ở, nhà cửa sạch sẽ, thông thoáng, đủ ánh sáng vì dưới ánh sáng mặt trời, vi khuẩn bạch hầu chỉ sống được vài giờ còn trong điều kiện thiếu ánh sáng, vi khuẩn sống tới 6 tháng.
-
Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng;
-
Che miệng khi ho hoặc hắt hơi;
-
Giữ vệ sinh thân thể mũi, họng hàng ngày;
-
Hạn chế tiếp xúc với người mắc bệnh hoặc nghi ngời mắc bệnh;
-
Nếu có dấu hiệu nghi bệnh cần tới ngay cơ sở y tế để được khám, điều trị kịp thời.